Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã chọn chủ đề ‘Ô nhiễm không khí’ cho Ngày Môi trường Thế giới năm 2019. Theo báo cáo của Đại học Yale (Mỹ), Việt Nam đang xếp thứ 159/180 trong danh sách những quốc gia có chất lượng không khí tốt nhất thế giới. Hãy cùng điểm lại những quốc gia đang có chất lượng không khí sạch nhất thế giới.
Australia là quốc gia có chất lượng không khí hàng đầu thế giới, theo báo cáo của Đại học Yale. Trong đó Hobart, thủ phủ của đảo Tasmania, chính là đô thị trong lành nhất “xứ sở chuột túi”. Thành phố sạch nhất Australia là Melbourne, Illawarra, Geelong, Sydney, Lower Hunter, Traralgon.
Canada xếp thứ 4 trong top các quốc gia có chất lượng không khí hàng đầu Thế giới. Một nửa trong số các tỉnh của quốc gia này có bầu không khí trong lành, bao gồm Toronto, Ottawa, và Vancouver. Canada còn có ngày không khí trong sạch để hút sự quan tâm của mọi người đến chất gây ô nhiễm.
Là một quốc gia nhỏ bé, nhưng Brunei lại có chất lượng không khí tốt nhất tại châu Á với chỉ số PM (chỉ số bụi trong không khí) chỉ ở mức 2,5PM
Mỹ là quốc gia đứng đầu danh sách với nhiều thành phố có bầu không khí sạch nhất theo tổ chức Y tế thế giới WHO (gồm 274 thành phố)
Một số thành phố sạch nhất nước Mỹ: Lake Havasu, Arizona, Clearlake, Bellingham, Washington…
Nhờ có Kyoto mà Nhật Bản xứng danh là một điểm đến hoàn hảo với tất cả những du khách muốn tận hưởng bầu không khí mát lành. Các thành phố sạch nhất Nhật Bản là Chikusa-ku, Shimuzu-ku và Aoba-ku.
New Zealand đứng vị trí thứ 5 các quốc gia có chất lượng không khí tốt nhất. Hai thành phố lớn nhất: Auckland và Wellington, đều có lượng ô nhiễm thấp nhất hàng năm.
Hai thành phố sạch nhất của Tây Ban Nha là Arrecife và Las Palmas đều nằm ở ngoài khơi bờ biển của Marocco. Đây là nơi có bầu không khí trong lành vì ít bị công nghiệp hóa.
Bồ Đào Nha cũng là một trong những quốc gia có không khí trong sạch, trong đó, thành phố Porto là nơi ít bị ô nhiễm nhất do hoạt động chủ yếu như một cảng thương mại
Thụy Điển cũng được xếp vào top các quốc gia có không khí ít bị ô nhiễm, trong đó, hai thành phố đông dân nhất của Thụy Điển, Stockholm và Gothenberg đều được WHO công nhận có chất lượng không khí tốt.